Theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009), giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.
Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.
Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ sở hữu trí tuệ liên quan đến giống cây trồng bao gồm việc đăng ký xác lập quyền và các thủ tục phản đối, hủy bỏ, chấm dứt hiệu lực Giống cây trồng.




Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ:
- Giống cây trồng có tính mới
- Giống cây trồng có tính khác biệt
- Giống cây trồng được biết đến rộng rãi
- Giống cây trồng có tính đồng nhất
- Giống cây trồng có tính ổn định
- Tên của giống cây trồng: có khả năng dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hoặc loài tương tự
- Tên của giống cây trồng không được coi là phù hợp trong các trường hợp:
+ Chỉ bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc tính hoặc sự hình thành giống đó
+ Vi phạm đạo đức xã hội
+ Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính của giống đó;
+ Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;
+ Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;
+ Trùng hoặc tương tự với tên của sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng đó;
+ Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác.
Thời hạn bảo hộ của Giống cây trồng:
- Bằng bảo hộ Giống cây trồng có hiệu lực 25 năm kể từ ngày cấp đối với giống cây thân gỗ và cây nho;
- Bằng bảo hộ Giống cây trồng có hiệu lực 20 năm đối với các giống cây trồng khác.
- Họ và tên, địa chỉ, quốc tịch của (các) chủ đơn và (các) tác giả;
- Ảnh chụp mẫu giống: Tối thiểu 03 ảnh màu, kích cỡ tối thiểu 9cm x 15cm thể hiện 3 tính trạng đặc trưng của giống đăng ký;
- Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (khảo nghiệm DUS);
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Giấy uỷ quyền (theo mẫu của ICTLAW);
Quy trình thực hiện thủ tục bảo hộ giống cây trồng tại Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Thẩm định hình thức đơn: 15 ngày kể từ ngày nhận đơn;
- Công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày đơn được chấp nhận;
- Thẩm định nội dung đơn đăng ký:
+ Thẩm định tính mới và tên gọi phù hợp của giống cây trồng;
+ Thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng: thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm
- Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Contact
- 3111 West Allegheny Avenue Pennsylvania 19132
-
1-982-782-5297
1-982-125-6378 - support@consultio.com