Trong thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, có rất nhiều nhãn hiệu khác nhau đến từ các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Vì vậy, sở hữu một nhãn hiệu độc đáo, dễ nhớ sẽ giúp cho doanh nghiệp có vị thế cao trong tâm trí của khách hàng. Bên cạnh đó, nhãn hiệu càng lâu đời, đã đi cùng doanh nghiệp trong một khoảng thời gian dài, sẽ càng dễ gây dựng lòng tin của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. Nói chung sở hữu một nhãn hiệu chất lượng sẽ khiến cho doanh nghiệp trở nên uy tín, tăng độ cạnh tranh trên thị trường và tăng độ nhận diện thương hiệu. Do đó, cùng với việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của các doanh nghiệp là một vấn đề vô cùng cần thiết. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp không những thúc đầy hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với các đối tác mà doanh nghiệp còn có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi xâm phạm nhãn hiệu đó.
Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu, bao gồm:




Theo khoản 1, Điều 72 của Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2022, nhãn hiệu được bảo hộ nếu thỏa mãn điều kiện như sau:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa”.
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Nhãn hiệu được xác lập quyền trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc Công nhận đăng ký Quốc tế của Cục sở hữu trí tuệ (Trừ trường hợp là nhãn hiệu nổi tiếng).
Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm và có thể được bảo hộ mãi mãi nếu được gia hạn đúng hạn. Trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ sỡ hữu nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ văn bằng bảo hộ phải nộp thêm 10% lệ phí gia hạn hiệu lực muộn cho mỗi tháng nộp muộn. Nếu hết thời gian ân hạn mà đơn yêu cầu gia hạn vẫn không được nộp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ chính thức hết hiệu lực.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm có:
- Tên, địa chỉ đầy đủ và quốc tịch của người nộp đơn;
- Mô tả nhãn hiệu: màu sắc yêu cầu bảo hộ, dịch nghĩa và phiên âm sang tiếng Anh của các từ tiếng La tinh nếu như nhãn hiệu bao gồm các từ không phải bằng tiếng Anh;
- Đối với hồ sơ đăng ký nhãn hiệu âm thanh phải kèm theo tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó.
- Danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu và nhóm tương ứng của các hàng hóa/dịch vụ đó theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ (nếu đã biết).
- 08 mẫu nhãn hiệu kèm theo. Tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm.
- Giấy uỷ quyền (theo mẫu của ICTLAW);
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng
- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ. Mọi đơn đã được chấp nhận hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
- Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Nếu nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện bảo hộ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu không đáp ứng các điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Chủ đơn sẽ phải xem xét, gửi công văn trả lời thông báo của Cục sở hữu trí tuệ.
- Đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ: Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 (hai) tháng kể từ ngày ra quyết định, sau khi chủ đơn đã nộp lệ phí công bố theo quy định
Contact
- 3111 West Allegheny Avenue Pennsylvania 19132
-
1-982-782-5297
1-982-125-6378 - support@consultio.com